Các thông số hồ thủy sinh và các nhận biết thiếu hụt

Các thông số hồ thủy sinh và các nhận biết thiếu hụt
Ngày đăng: 09/05/2023

1. GH, KH, PH và TDS:

a.GH:

​GH hay còn gọi là General Hardness là độ cứng chung của nước đơn vị chuẩn là dGH, được quyết định bởi mật độ ion Ca+ và Mg+ trong nước được đo với thông số ppm(parts per millions) hay mg/l. Nước có mật độ Canxi và Magie càng cao thì GH càng cao. Những ion này được tiết ra bởi các loại đá vôi như đá kẹp kem, đá da voi, đá tai mèo...v…v…

​Chỉ số này chỉ cho thấy lượng tổng Ca+ và Mg+ chứ không cho ta biết được tỉ lệ của chúng trong nước. Chỉ số này bạn chỉ cần quan tâm khi bạn chơi tép hoặc khi nó quá cao.

​Thông thường các loại cá nước ngọt thích môi trường từ 4 độ dGH tới khoảng 8 độ dGH. Tuy nhiên, chúng có thể được thích nghi với nước cứng hơn nhưng mình khuyến cáo các bạn đừng làm vậy. Nước càng có độ dGH cao, sẽ càng cứng và càng khó cho cá thực hiện quá trình trao đổi chất qua mang. GH cao còn làm cho tép khó lột vỏ do vỏ tép trở nên dày và cứng.

​Vậy mục đích của việc bạn biết tới GH để làm gì? Thứ nhất, bạn biết được TDS của nước bạn có bao nhiêu ppm là Ca+ và Mg+ và thứ hai, cây cũng cần 1 lượng kha khá canxi và magie nên việc bạn có 1 GH ổn từ 4-8 là vô cùng quan trọng.

​Chú ý rằng, GH bạn quá cao(khoảng >11dGH) cũng là 1 nguyên nhân dẫn tới rêu bùng phát, đặc biệt là rêu tóc.

 

b.KH:

​KH hay còn gọi là Carbonate Hardness, chữ K xuất phát từ tiếng Đức(Karbonate). Đơn vị chuẩn là dKH được quyết định bởi mật độ ion CO3- và HCO3- trong nước được đo bằng thông số ppm hay mg/l. Khác với GH, chỉ số KH trong nước có vai trò như 1 màn đệm.

​Đầu tiên, như các bạn có thể đã nghĩ ra được, GH và KH đều xuất phát từ đá vôi(CaCO3) là chủ yếu. CaCO3 mang tính kiềm và hiển nhiên ion CO3- cũng mang tính kiềm. Điều này dẫn tới việc nếu bạn có càng nhiều lượng carbonate trong nước, nước bạn sẽ càng mang tính kiềm cao hơn đồng nghĩa với việc pH bạn tang lên.

​KH còn là 1 màn đệm cho pH. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn giảm pH của nước bằng 1 dung dịch khác mang tính acid. Lượng acid đó phải trung hòa hết được lượng carbonate trong nước của bạn trước rồi sau đó pH của bạn mới giảm được. Nếu các bạn muốn biết kH trong nước bạn có cao hay không mà không có test kit để thử thì bạn có thể sử dụng cách sau:

​_Lấy dung dịch thử pH và đo dung dịch nước của bạn

​_Đừng đổ nước đã đo dung dịch đó mà hãy để tự nhiên không đậy nắp khoảng 6-8 tiếng.

​_Qua thời gian, màu của dung dịch sẽ thay đổi vì nếu nước bạn có kH cao, pH của bạn cũng sẽ tang theo. Chính vì điều đó mà nước máy thường pH là 7.5-8 do nhà phân phát nước thường châm thêm Natri Carbonate để trung hòa các loại acid trong đường ống dẫn nước trong quá trình vận chuyển từ nhà máy nước sang khu tiêu thụ. Điều này sẽ giúp bạn ổn định lại kH đã bị mất nếu như bạn không xài đá vôi và có châm CO2.

​Chú ý rằng, nếu hồ bạn không xài CO2, lượng acid trong hồ sẽ rất thấp nên sẽ không làm cho đá vôi tiết ra carbonate và đồng nghĩa với việc hồ bạn kH sẽ gần như không tăng hoặc tăng rất chậm.

​KH rất quan trọng trong hồ, vì nó đảm bảo cho độ ổn định của pH. Nó giữ không cho pH thay đổi đột ngột nhất là vào ban đêm khi cây thở ra nhiều CO2. KH bạn càng thấp, bạn càng dễ giảm pH. Không bao giờ được để kH = 0 vì nếu kH=0, pH của bạn có thể thay đổi quá nhanh dẫn đến stress cá và gây chết. KH tốt nhất là trong khoảng 2-6.

​Các bạn cần biết về KH vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới độ pH của các bạn. Chính vì vậy khi bạn xài nhiều đá vôi mà có sử dụng CO2 qua 1 thời gian, bạn sẽ thấy pH bạn tăng dần lên vì lượng carbonate tích tụ trong nước tăng lên dẫn tới pH bạn tăng mà rất khó để hạ xuống thấp hơn.

Chú ý những phân nền có khả năng giảm pH nước hay tất cả những vật liệu lọc có khả năng giảm pH nước đều chịu ảnh hưởng của kH. Nếu lượng kH càng cao, phân nền và vll sẽ càng phải nhả acid nhanh hơn, làm giảm tuổi thọ của phân nền và vật liệu lọc. Tuy nhiên, kH quá thấp thì pH sẽ tang giảm rất đột ngột có khả năng gây chết cho cá tép. Luôn cố gắng giữ một mức an toàn ở khoảng 2-4 dkH.

 

c.TDS:

​Khi nói tới TDS (Total Disolved Solids), nó có một số liệu liên quan là TSS (Total Suspended Solids). TDS hiểu nôm na là lượng chất rắn hòa tan trong nước. Nó bao gồm phần lớn là muối, ion và 1 phần nhỏ các nguyên tố vi lượng. Trong thủy sinh TSS mình sẽ không cần chú ý.

​TDS cho các bạn biết được nước của bạn là nước cứng hay mềm:

● TDS < 70 ppm: nước rất mềm

● TDS 71-140 ppm: nước mềm

● TDS 141-210 ppm: nước hơi cứng

● TDS 211-320 ppm: nước cứng vừa

● TDS >320 ppm: nước cứng

Nước bạn càng cứng, tức có càng nhiều chất rắn hòa tan trong đó. Nước cứng sẽ khiến cây bạn khó trao đổi chất hơn và nước quá mềm sẽ khiến cây không phát triển được.

TDS có sự liên quan tới pH. Nếu TDS bạn càng thấp thì pH bạn cũng sẽ càng thấp, TDS bạn càng cao thì pH của bạn có khả năng mang tính kiềm cao. Điều này sở dĩ vì kH là độ hòa tan của ion HCO3- và CO3-, cũng đóng góp vô tổng pmm của TDS. Tương tự GH cũng thế.

Điều này vô cùng quan trọng vì nếu mình bỏ 1 muỗng đường hoặc muối vô hòa tan trong nước. TDS của nước mình sẽ vẫn tang nhưng đường và muối không phải là chất dinh dưỡng mà cây trồng hay cá cần. Bạn sẽ phải chú ý về TDS vì nếu bạn không biết được muối hòa tan trong nước là gì thì chỉ số TDS của bạn sẽ trở nên vô nghĩa. Chính vì vậy khi đo TDS, phải đo chung với GH và KH.

Lưu ý, TDS sẽ thay đổi theo thời điểm trong ngày cũng như qua thời gian. Thời gian bạn đo TDS cũng sẽ chịu ảnh hưởng theo điều này.

Ví dụ; TDS trong hồ mình đo vào 9h tối là 197 ppm. Trong đó:

● GH mình đo là 7 dGH = 116 ppm

● KH mình đo là 3 dKH = 53 ppm

● Nitrate(NO3) mình đo là 15 mg/l = 15 ppm

● Nitrite(NO2) luôn = 0 ppm

● Mình vừa châm vi lượng hôm nay => Lượng TDS khác trong nước của mình là:

197 –GH – KH – NO3 – NO2 = 13 ppm

● Amoniac tổng hợp(NH3 tự do và NH3 dạng ion) của mình là <0.25ppm

● Phosphate(PO4) của mình là 0.5 ppm

● Kali của mình trong khoảng 10 ppm.

● Vậy các nguyên tố vi lượng còn lại trong hồ mình sẽ có TDS là:

13 – NH3/NH3H – PO4 – K = 2.25 ppm.

● Các nguyên tố vi lượng đó là những nguyên tố như Fe(mình giữ khoảng 1ppm), Bo, Mn, ….

Như các bạn thấy, từ chỉ số TDS và các số liệu khác mình đo được. Chỉ số TDS mới có nghĩa.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các bạn phải có tất cả các test kit như mình. Điều này không nhất thiết phải có. TDS nó cho bạn biết được hồ bạn có hòa tan nhiều hay ít chất rắn thôi nên

● Nếu như TDS bạn thấy cao quá, thì đã tới lúc bạn nên thay nước 50% rồi đấy. Nếu TDS

● Nếu như TDS bạn quá thấp, thì bạn nên châm thêm khoáng.

Ở mức độ nghiệp dư, chỉ cần như vậy là ổn đối với chỉ số TDS rồi

 

d. pH

​Các bạn đã quá quen với pH rồi nên mình sẽ nói gọn thôi. Các chỉ số pH thông thường là:

● Soda: 2.5-4

● Nước giếng: 4.5-5

● Nước RO: 5-7(tùy độ tinh khiết, càng tinh khiết pH càng thấp vì kH càng nhỏ và CO2 hòa tan trong nước từ khí quyển đủ kéo pH xuống)

● Nước suối: 4.5-6.5

● Nước suối khoáng chất: 7-7.5

● Nước máy từ vòi: 7.5-8

Khi bạn muốn tang pH, điều này rất dễ vì bạn chỉ cần cho carbonate hoặc nguồn carbonate vào hồ và sục khí CO2 để kích thích đá vôi tiết ra chất carbonate. Sau đó nó sẽ giữ yên ở mức pH đó và không thay đổi. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giảm pH thì khó hơn nhiều, bạn phải hoặc pha loãng lượng carbonate có sẵn trong hồ hoặc sử dụng sản phẩm như acid buffer của seachem. Nó sẽ giải phóng carbonate ở dạng khí CO2 tương đương với việc giảm KH và giúp bạn giảm được pH dễ dàng hơn.

Chú ý pH cao sẽ dễ bị rêu hơn là pH thấp và cây trồng thủy sinh phát triển tốt nhất ở môi trường pH mang tính hơi acid: 6.5-7

Lý do pH bạn cao: Do kH bạn cao và lượng Ca+ và Mg+ cao trong nước. Mặc dù Ca+ và Mg+ quan trọng cho cây và cá,tép nhưng Mg+ nhiều quá 10mg/l sẽ gây khó khan cho việc hấp thụ Canxi. Hơn nữa, pH bạn cao quá(khoảng

0
Zalo
Hotline